Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Nuôi bồ câu, một hướng đi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp

Chăn nuôi bồ câu, một hướng mới phát triển kinh tế
Bồ câu là loài chim hiền lành, dễ nuôi, đồng thời cũng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, việc nuôi loại chim này lại không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Hiện nay, mô hình nuôi chim bồ câu làm kinh tế đang được nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đem lại thu nhập lớn cho bà con nông dân. Sau vài năm đi tu nghiệp tại Nhật Bản chuyên ngành cơ khí chế tạo và chăn nuôi trồng trọt, tôi đã “tình cờ bắt gặp” hướng đi mới cho việc phát triển kinh tế gia đình và đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi chim bồ câu khi trở về nước, giờ bước đầu mang lại những kết quả đáng kể. 
Trong các mô hình nuôi chim bồ câu lấy thịt, giống bồ câu Pháp được lựa chọn nhiều nhất bởi đây là giống chuyên thịt nổi tiếng, mỗi năm một cặp có thể đẻ 8-9 lứa, trọng lượng chim ra ràng (28 ngày tuổi) đạt 530-580g/con. Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%. 
Chim bồ câu không khó nuôi, thức ăn cho chim chủ yếu là lúa thóc, ngô và một phần thức ăn công nghiệp. Muốn chim lớn nhanh và khỏe mạnh thì thức ăn, nước uống cho chim phải sạch, chuồng nuôi cũng phải thoáng mát, đảm bảo vệ sinh… Chim bồ câu sinh trưởng rất tốt, thời gian nuôi 5 tháng chim trưởng thành đã bắt đầu đẻ trứng và hầu như đẻ quanh năm. Đặc điểm của chim bồ câu là chúng vừa đẻ vừa nuôi con. Trứng ấp chỉ khoảng 20 ngày là nở, sau đó khoảng 1 tuần là chúng lại có thể đẻ tiếp nên hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Mỗi năm thu nhập từ chim bồ câu có thể mang lại cho các hộ chăn nuôi hàng trăm triệu đồng. 

Bồ câu vốn là loài dễ nuôi vì chúng dễ tính lại ít bệnh tật, ít tốn thức ăn nên hiệu quả hơn so với gà, vịt
Nuôi bồ câu theo hình thức công nghiệp

. Phương pháp nuôi nhốt bồ câu giống Pháp thì lại càng hiệu quả hơn vì đảm bảo được 1 trống 1 mái trong mỗi lồng, không sợ bị lây bệnh từ bên ngoài hay bị mất như khi nuôi thả, dễ dàng phát hiện ra con bệnh để cách ly, tận dụng được chất thải để làm phân bón. Mỗi con bồ câu Pháp trưởng thành có năng suất thịt gấp đôi với giống bồ câu thường trong khi cùng thời gian chăm sóc.
Bồ câu sinh trưởng nhanh, từ khi nở đến khi ra ràng là 45 ngày, trong khoảng thời gian ấy, chim mẹ vừa có thể đẻ trứng, vừa có thể nuôi con. Việc phân phối các cặp chim giống và chim thương phẩm mang lại nguồn thu nhập có thể lên đến vài chục triệu đồng mỗi tháng tùy vào số lượng bồ câu nuôi của trang trại. Các bạn có thể tham khảo giá cả bồ câu tại đây 
Chim bồ câu ra ràng thường được dùng làm thực phẩm như nấu cháo, hầm thuốc bắc để tẩm bổ sức khoẻ. Theo đông y, thịt bồ câu tính bình, vị mặn, dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt, là loại thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ. Trứng bồ câu có chứa protein 9,5%, chất béo 6,4%, hợp chất đường và canxi, sắt, phốt pho…
Thịt chim bồ câu có tác dụng bổ thận kiện tì vị, ích khí huyết, dùng cho trường hợp gầy yếu, hư
Bồ câu có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng

nhược, tiêu khát, hay quên, mất ngủ, thần kinh suy nhược, dinh dưỡng không tốt,… Trong y học cổ truyền, chim bồ câu được dùng với tên thuốc là cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết). Trong một số trường hợp, trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng. Chính bởi những đặc tính quý này nên thịt chim bồ câu rất có giá trên thị trường: một cặp giống bán ra trung bình khoảng 600 ngàn đồng/cặp, còn bồ câu ra ràng 120 ngàn đồng/cặp.
Ngoài mô hình nuôi bồ câu, các bạn có thể kết hợp chăn nuôi thêm ngan, lợn, gà, thả cá... để tăng thêm thu nhập. Trang trại bồ câu Quang Thắng ngoài việc chuyên chăn nuôi và phân phối bồ câu, tôi còn chăn nuôi thêm vài trăm con gà thịt kết hợp thả cá và nuôi thêm thỏ thịt .

Nếu các bạn có mong muốn xây dựng trang trại bồ câu, hãy liên hệ với tôi và chúng ta trở thành đối tác.
sđt liên hệ: 0943 429 963
E-mail: quangthang.hycbc@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét