Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Bồ câu Pháp - Bệnh Gumboro

1. Biểu hiện lâm sàn
Khi thấy đàn chim bay hỗn loạn, cắn mổ nhau, lông chim xù lên, đứng chụm lại với nhau, kiểm tra thấy phân chim loãng, nhiều nước, có bọt khí và nhớt màu vàng hoặc trắng thì đó là biểu hiện của bệnh Gumboro.
2. Về phác đồ điều trị
Sử dụng chủ yếu là thuốc Glucan Gum.
Nên sử dụng thêm một số thuốc để hỗ trợ cho việc trị bệnh như Toco-K, Livertol, Laczyme One, Aspidol.
Để phòng ngừa việc đàn chim bị tái phát bệnh, sau 2-3 ngày điều trị,  các bạn sử dụng thuốc Oxystrepsol hoặc Norflox-H cho chim uống.

Lưu ý: cần ngưng cho chim ăn trong ngày đầu tiên của ca điều trị

Bồ câu Pháp - Bệnh bạch lỵ thương hàn

1. Biểu hiện lâm sàn
Khi thấy chim có biểu hiện lờ đờ, chậm chạp, tiêu chảy phân trắng, phân xanh, phân dính quanh lỗ hậu môn, xù lông, có hiện tượng chướng bụng, có dấu hiệu bỏ ăn, không bay nhảy, đứng yên một chỗ thì đó là bệnh tả thương hàn
2. Cách điều trị
- Khi chim có những biểu hiện lâm sàn về bệnh, chúng ta nên cách ly chim và cho uống thuốc điện giải để chim giải bớt độc tố trong người.
- Sau khoảng 2 tiếng đồng hồ, chúng ta cho uống thuốc E.Flox 10 và Nivertol và Subtizym ( hoặc uống apravit và Nivertol với Laczym One) , trộn thuốc với thức ăn hoặc nước uống cho chim uống liên tục trong vòng 3 tiếng.

- Nếu cho chim uống mà ko thấy bệnh thuyên giảm, chúng ta dùng thuốc tiêm trực tiếp cho chim. Các bạn mua thuốc Thiam.Sone. Sau đó trộn thuốc F.C.T vào thức ăn của chim cho chim ăn kết hợp cho uống thuốc  Subtizym và Glucan Best trộn vào nước uống.

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Bồ câu Pháp - Phòng bệnh cho chim



1.  Phòng bệnh chung
Bồ câu là loài động vật có sức đề kháng tương đối tốt nên ít khi mắc phải những bệnh khó chữa. Tuy nhiên, chúng ta nên giúp chim bồ câu phòng tránh bệnh. Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc chăm sóc phòng bệnh cho chim.
Về thức ăn, ko được cho chim ăn thức ăn mốc, ẩm.
Nước uống phải sạch hoặc nước vôi loãng.
Thường xuyên chủng vacxin định kì, đối với chim non ta phải chủng ngừa đủ 3 loại vacxin lasota, gumboro, marek để chim phòng tránh một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu, tạo điều kiện có kháng thể để chữa trị bệnh cho chim được dễ dàng hơn.
Đối với chim bố mẹ, 6 tháng ta chủng ngừa vacxin một lần đủ 3 loại lasota, gumboro, marek để tăng cường sức đề kháng cho chim.
Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, tránh ẩm ướt vào mùa xuân.
Cần bổ sung muối khoáng cho chim thường xuyên để chim hấp thụ vào cơ thể những chất không thể tự kiếm giúp chim có đủ sức khỏe để kháng chịu với thời tiết và môi trường sống nuôi nhốt.
Trong quá trình sử dụng thuốc, chúng ta nên dùng chất điện giải để cho chim hấp thụ thuốc tốt hơn, làm tăng cường hệ miễn dịch cho chim

2. Một số bệnh thường gặp
 -    Bệnh đường hô hấp:
 Bồ câu bị bệnh ở hai thể:
Thể cấp tính: Thường thấy ở chim non với các triệu chứng điển hình như chảy nước mắt, nước mũi, thở khó. Sau đó miệng và mũi chim viêm hoại tử, có màng giả, chảy dịch nhầy trắng, vàng xám. Chim bị chết sau 7-10 ngày.
Thể mãn tính: Thường xảy ra ở chim trưởng thành; các triệu chứng nhẹ hơn.
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Phòng bệnh bằng cách tiêm vắc-xin Hecpervirus. Thực hiện vệ sinh phòng bệnh khu chăn nuôi bồ câu và môi trường. Phát hiện sớm chim bệnh, cách ly điều trị.
-     Bệnh giun: Có thể tẩy giun bằng Piperazin adipinat (dùng liều 0,3g/kg thể trọng trộn với thức ăn cho chim, giun sẽ ra ngoài sau 3-5 giờ) hoặc Mebendazol (dùng liều 0,1g/kg thể trọng; chia 2 lần trộn với thức ăn cho chim, giun sẽ ra khỏi ruột 4-6 giờ sau khi tẩy).
Phòng bệnh: Tẩy định kỳ cho toàn đàn chim 4-6 tháng /lần bằng Piperazin; thực hiện vệ sinh chuồng trại.
    Bệnh cầu trùng: Bệnh thường thấy ở bồ câu non từ 1-4 tháng tuổi với các hội chứng ỉa lỏng, phân có nhiều dịch nhầy và đôi khi có màu sô -cô-la do bị xuất huyết.
Sử dụng 1 trong các hoá dược đặc hiệu như Esb3, Grigecoccin, Cocci-stop, Sulfamerazin, Sulfaquinoxalin..., dùng theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
-        Bệnh đậu: do virus thuộc nhóm đậu gà Avian poxvirus, họ Poxviridac gây ra
Triệu chứng:  trên mặt, đầu, cánh, chân, mỏ có những cục đỏ sưng tấy, sau 24h chúng trở lên khô và tạo thành gồ trai và cứng, có biểu hiện vỡ cục và nứt vùng quanh hạt đậu. Bệnh lây lan qua không khí, ăn uống trong môi trường ẩm thấp và mất vệ sinh.
        Chữa trị: khi phát hiện hạt đậu ở trên người chim bồ câu, chúng ta nên dùng kéo tách cắt      các hạt đậu ra khỏi cơ thể chim bồ câu. Dùng nước muối vôi loãng xoa lên chỗ bị đậu, lấy giấy thấm khô. Sau đó ta bôi thuốc xanh methylen lên vùng vết cắt. Sau 24h, kiểm tra không thấy  vết cắt sưng tấy mà có dấu hiệu đóng vẩy là chữa trị đã đạt hiệu quả. Ta nên dùng bổ sung thêm điện giải cho vào nước uống để chim giải độc tố trong gan, giúp chim mau lành bệnh

Bồ câu Pháp - Chăm sóc chim non



bồ câu 20 ngày tuổi sống cùng bố mẹ

Sau khi chim mẹ ấp trứng khoảng 17 ngày thì chim non bắt đầu nở. Trong quá trình chim khai mỏ, chúng ta cần phải thường xuyên kiểm tra xem trứng khai mỏ có khỏe mạnh hay không. Nếu trường hợp chim khai mỏ mà yếu, tỏ ra thiếu khí thì ta nên hỗ trợ bằng cách dùng tay bóc vỏ trứng ở chỗ mỏ đã khai rộng ra để chim lấy không khí và tạo ra các vết nứt cho chim dễ dàng đạp thoát ra khỏi vỏ trứng.
Khi chim nở ra, trong tuần đầu chim non không thể ăn đc hạt cứng như ngô, thóc. Chúng ta nên tập trung cho tỉ lệ cám nhiều hơn trong thức ăn để chim bố mẹ hấp thụ vào cơ thể nhiều tạo ra sữa để mớm cho chim non.
Chim non được 7 ngày tuổi, chúng ta nên chủng ngừa các loại vacxin như lasota, gumboro, marek
Chim 7 ngày tuổi
để phòng các bệnh về đường tiêu hóa và thần kinh cho chim.
Khi chim non được 12 ngày tuổi, nếu chúng ta nuôi đàn ở số lượng lớn, thì nên tách rời chim non khỏi bố mẹ và cho ăn tập trung theo hình thức đút cho chim ăn bằng túi nhồi chứa thức ăn mềm như cám, gạo xay, tạo điều kiện cho chim bố mẹ có thời gian quay trở lại sinh sản sớm. Mật độ chim non khoảng 30 con/m2 chuồng, cần đảm bảo thoáng khí, sạch sẽ.
Trong quá trình chăm sóc chim non chúng ta nên thường xuyên cho uống các loại thuốc như ampicoli,  thuốc về đường tiêu hóa… để phòng bệnh cho chim.
Khi chim được khoảng 3 tuần tuổi, chúng ta nên phối trộn thức ăn cho chim non bằng ngô nghiền dập, thóc chuội và cám công nghiệp cho vào túi nhồi trực tiếp cho chim ăn.
Chim được khoảng 35 ngày tuổi thì có thể bắt đầu tự mổ ăn được, thức ăn ta nên dùng chủ yếu là
ngô nghiền dập và thóc chuội, cám công nghiệp cho vào máng ăn để chim tập mổ ăn dần.
Về nước uống, thời kì này hệ thống tiêu hóa của chim non vẫn còn yếu, chúng ta nên sử dụng nguồn nước sạch, hoặc nước vôi loãng trong cho vào máng uống để chim uống tự do. Với nguồn nước sạch theo đúng yêu cầu sẽ tránh cho chim mắc những bệnh về đường tiêu hóa, chim sẽ chóng lớn và phát triển tốt.
Còn đối với những hộ chăn nuôi vừa và nhỏ lẻ, chim non được sống cùng bố mẹ, các bạn cần cho chim bố mẹ ăn nhiều thức ăn hơn để chim bố mẹ có thể mớm cho con non ăn.
Trên đây là những kinh nghiệm tôi đã áp dụng cho trang trại của mình, các bạn có thể tham khảo và áp dụng vào trang trại của mình để có thể nhanh tăng số lượng đàn.