Hiển thị các bài đăng có nhãn chim non. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chim non. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Bồ câu Pháp - Chăm sóc chim non



bồ câu 20 ngày tuổi sống cùng bố mẹ

Sau khi chim mẹ ấp trứng khoảng 17 ngày thì chim non bắt đầu nở. Trong quá trình chim khai mỏ, chúng ta cần phải thường xuyên kiểm tra xem trứng khai mỏ có khỏe mạnh hay không. Nếu trường hợp chim khai mỏ mà yếu, tỏ ra thiếu khí thì ta nên hỗ trợ bằng cách dùng tay bóc vỏ trứng ở chỗ mỏ đã khai rộng ra để chim lấy không khí và tạo ra các vết nứt cho chim dễ dàng đạp thoát ra khỏi vỏ trứng.
Khi chim nở ra, trong tuần đầu chim non không thể ăn đc hạt cứng như ngô, thóc. Chúng ta nên tập trung cho tỉ lệ cám nhiều hơn trong thức ăn để chim bố mẹ hấp thụ vào cơ thể nhiều tạo ra sữa để mớm cho chim non.
Chim non được 7 ngày tuổi, chúng ta nên chủng ngừa các loại vacxin như lasota, gumboro, marek
Chim 7 ngày tuổi
để phòng các bệnh về đường tiêu hóa và thần kinh cho chim.
Khi chim non được 12 ngày tuổi, nếu chúng ta nuôi đàn ở số lượng lớn, thì nên tách rời chim non khỏi bố mẹ và cho ăn tập trung theo hình thức đút cho chim ăn bằng túi nhồi chứa thức ăn mềm như cám, gạo xay, tạo điều kiện cho chim bố mẹ có thời gian quay trở lại sinh sản sớm. Mật độ chim non khoảng 30 con/m2 chuồng, cần đảm bảo thoáng khí, sạch sẽ.
Trong quá trình chăm sóc chim non chúng ta nên thường xuyên cho uống các loại thuốc như ampicoli,  thuốc về đường tiêu hóa… để phòng bệnh cho chim.
Khi chim được khoảng 3 tuần tuổi, chúng ta nên phối trộn thức ăn cho chim non bằng ngô nghiền dập, thóc chuội và cám công nghiệp cho vào túi nhồi trực tiếp cho chim ăn.
Chim được khoảng 35 ngày tuổi thì có thể bắt đầu tự mổ ăn được, thức ăn ta nên dùng chủ yếu là
ngô nghiền dập và thóc chuội, cám công nghiệp cho vào máng ăn để chim tập mổ ăn dần.
Về nước uống, thời kì này hệ thống tiêu hóa của chim non vẫn còn yếu, chúng ta nên sử dụng nguồn nước sạch, hoặc nước vôi loãng trong cho vào máng uống để chim uống tự do. Với nguồn nước sạch theo đúng yêu cầu sẽ tránh cho chim mắc những bệnh về đường tiêu hóa, chim sẽ chóng lớn và phát triển tốt.
Còn đối với những hộ chăn nuôi vừa và nhỏ lẻ, chim non được sống cùng bố mẹ, các bạn cần cho chim bố mẹ ăn nhiều thức ăn hơn để chim bố mẹ có thể mớm cho con non ăn.
Trên đây là những kinh nghiệm tôi đã áp dụng cho trang trại của mình, các bạn có thể tham khảo và áp dụng vào trang trại của mình để có thể nhanh tăng số lượng đàn.

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Bồ câu Pháp - Chế độ dinh dưỡng cho chim bồ câu!!!

 1.   Thành phần  thức ăn cho chim
 Chim bồ câu là một loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu của chúng là ngô và đỗ (đậu).
 Thóc là một thành phần thức ăn ko thể thiếu vs chim bồ câu, nhưng cũng chỉ đáp ứng đc 30% hàm lượng thức ăn hàng ngày để chúng thu nạp vào cơ thể
Đối với chim bồ câu nuôi thả tự do (chim ta, chim ri) thì hàm lượng thức ăn ko cần phải cầu kì trong chăm sóc, chủ yếu là cơm nguội (tận dụng), thóc, ngô, ngoài ra chúng tự kiếm thức ăn khác để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Đối với dòng chim bồ câu Pháp, bồ câu VN1 thì hàm lượng thức ăn nếu các bạn nuôi nhốt công nghiệp thì thức ăn chủ yếu của chúng là ngô, thóc và cám công nghiệp. Thành phần phối trộn thức ăn cho chim bồ câu nuôi nhốt là
·         Thành phần dinh dưỡng cho chim bồ câu bố mẹ
-          Cám công nghiệp                                 : 25%
-          Thóc                                                   :25%
-          Còn lại là ngô hạt                                  :50%
·         Thành phần dinh dưỡng cho chim bồ câu non và hậu bị
-          Thành phần chủ yếu lại là cám công nghiệp                       :50%
-          Ngô                                                                               :25%
-          Thóc                                                                              :25%
>>>>Thức ăn không được ẩm mốc, chim ăn sẽ bị bệnh đường tiêu hóa
2.       Nước uống
Chim bồ câu ko uống nhiều nước, nhưng vào mùa hè, một cặp chim bồ câu cũng có thể tiêu thụ hết khoảng  500ml (nửa lít) nước. Để tránh những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa của chim, chúng ta nên sử dụng nguồn nước sạch, tốt nhất là nước thanh lọc hoặc là nước vôi loãng để khử trùng.
Hàng ngày, vào buổi sáng nên cọ rửa máng uống cho chim và thay nước mới cho chim. Nên thường xuyên bổ xung nước vào máng uống cho chim.
 3. Muối khoáng
Chim bồ câu Pháp nuôi công nghiệp bằng chuồng nuôi nhốt, chúng ta nên bổ sung một máng muối khoáng ở bên cạnh máng thức ăn cho chim để chúng bổ sung được nguồn khoáng chất mà không thể tự tìm kiếm.
Thành phần muối khoáng gồm:
-          Canxi để bổ sung cho xương và vỏ trứng không bị mềm và vôi
-          Muối khoáng bổ sung thêm cho hệ tuần hoàn lưu thông tốt, lông óng mượt
-          Cát vàng để giúp chim nghiền và tiêu hóa thức ăn
      Đối với chim đẻ, chúng ta nên bổ sung khoáng đa vi lượng ADE để cho chim đẻ khỏe, đẻ dày và tỉ lệ ấp nở đạt ở mức cao.
 4. Kết luận

Đây là một số kinh nghiệm về dinh dưỡng cho chim bồ câu mà tôi đúc kết được trong quá trình chăn nuôi. Mong các bạn tham khảo để áp dụng vào quá trình chăn nuôi của mình để đạt được kết quả cao nhất.