Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh ở chim bồ câu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh ở chim bồ câu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Bồ câu Pháp - Bệnh loét miệng bạch hầu ở chim bồ câu

Bệnh loét miệng, bạch hầu
Nguyên nhân:
Đây là bệnh phổ biến nhất do khuẩn Trichomonas. Là vi sinh vật đơn bào có hình roi, vì vậy nó rất cơ động. Nó có thể lây nhiễm từ 1 con bồ câu này sang con khác qua nước uống, từ chim cha mẹ sang chim con khi chúng mớm thức ăn. Thường chim con dễ bị hơn.
Vi khuẩn có thể tồn tại trong môi trường ô nhiễm do không vệ sinh chuồng trại tốt, khiến chim bị nhiễm vi khuẩn tích tụ trên thành chuồng. Chim mổ nhặt những thức ăn rơi vãi sẽ dễ dàng bị nhiễm bệnh.
Triệu chứng:
-         Giảm hoạt động, lặp đi lặp lại động tác nuốt.
-         Xù lông, giảm cân, tăng lượng nước uống, tiêu chảy.
-         Các mảng màu vàng được tìm thấy trong vòm họng, miệng.
-         Trong giai đoạn khởi phát thường có mùi hôi.

Phòng chống:
-         Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
-        Nên thường xuyên cho chim uống nước vôi pha loãng (hoặc nước muối loãng)
-         Kiểm soát căng thẳng ở bồ câu bằng các loại thuốc giảm stress.
-         Duy trì cung cấp thực phẩm, vệ sinh máng ăn, uống thường xuyên.
-         Cách ly chim bệnh.

Điều trị:
Sử dụng các loại thuốc điều trị như:
-         Ronidazole (Ridzol)(DAC)
-         Metronidazole (Flagyl) (DAC)
-         B.S. (Belgica-DeWeerd)
-         Ronidazole 10% (Pantex)
-         Ronidazole 40 (Pantex)
-         5% Cure (Travipharma)

Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Metronidazole 250mg.
Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 ngày.