Hiển thị các bài đăng có nhãn bồ câu vn1. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bồ câu vn1. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Bồ câu - Một vị thuốc chữa bệnh!!!!

Chim bồ câu là loại động vật thuộc họ chim gáy, tên khác là bồ câu nhà, chim câu, là loài chim được nhân dân nuôi rộng rãi. Có nhiều giống rất khác nhau về kích thước và màu sắc, được phân chia thành các nhóm như bồ câu đưa thư, bồ câu bay lượn, bồ câu cảnh và bồ câu thịt. Trong đó, chỉ có bồ câu thịt được dùng phổ biến làm thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh.

Theo đông y, thịt bồ câu tính bình, vị mặn, dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt, là loại thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ. Trứng bồ câu có chứa protein 9,5% chất béo 6,4%, hợp chất đường và calci, sắt, phốt pho... Thịt chim bồ câu có tác dụng bổ thận kiện tì vị, ích khí huyết. Dùng cho trường hợp gây yếu, hư nhược, tiêu khát, hay quên, mất ngủ, thần kinh suy nhược, dinh dưỡng không tốt, phụ nữ huyết hư tắc kinh... Trong y học cổ truyền, chim bồ câu được dùng với tên thuốc là cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết). Trong một số trường hợp, trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng.
Sau đây là một số bài thuốc áp dụng:
Bài 1: Chữa suy nhược cơ thể: Chim bồ câu 2 con, hoài sơn 15g , long nhãn 10g, mộc nhĩ trắng 10g, hạt sen 15g, đông trùng hạ thảo 15g, một ít gừng và đường phèn. Cách làm: chim bồ câu bỏ nội tạng, làm sạch lông để ráo nước. Hạt sen cho vào nồi luộc qua, dùng đũa khuấy nhanh, bóc bỏ vỏ ngoài. Mộc nhĩ trắng ngâm trong nước ấm, rửa sạch. Hạt sen và chim cho vào bát hấp, trên rắc một lớp gừng rồi cho tiếp đông trùng hạ thảo, hoài sơn, long nhãn, mộc nhĩ trắng và đường phèn vào. Đổ nước sôi vào gần đầy bát thì đậy lại, cho bát vào nồi nước sôi hầm cách thủy trong 3 giờ là dùng được. Dùng trong 1 tuần.
Bài 2: Chữa chứng liệt dương, thiếu máu, hoa mắt hay choáng váng: Lấy chim bồ câu non 1 con làm thịt, bỏ lòng ruột, cắt nhỏ, sấy khô giòn, tán bột mịn; đỗ trọng 120g sao tồn tính, tán nhỏ cùng với muối rang 4g. Trộn đều các bột, luyện với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống hai lần, mỗi lần 15 viên với nước ấm (thuốc bổ thận tráng dương).
Trứng bồ câu có chứa protein 9,5% chất béo 6,4%, hợp chất đường và calci, sắt, phốt pho... (Ảnh minh họa)
Bài 3: Để chữa kinh nguyệt không đều, kinh bế lâu ngày không thông: Lấy tiết chim trộn với bột xơ mướp đốt tồn tính làm thành bánh, phơi khô; khi dùng, tán nhỏ, ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói.
Bài 4: Bổ tỳ, tăng cường khí huyết, nhất là cho người mới ốm dậy. Cách làm: Chim bồ câu non 1 con, làm thịt, bỏ ruột, chặt nhỏ; hoàng kỳ 30g, câu kỷ tử 30g, phơi khô, thái nhỏ, trộn đều, thêm nước, hấp cách thủy cho chín nhừ, thêm gia vị, rồi ăn cái, uống nước. Cứ 3 ngày ăn một lần. Dùng 3-5 lần.
Bài 5: Hỗ trợ chữa đái tháo đường: Lấy thịt bồ câu 1 con nấu chín với mộc nhĩ trắng 15g hoặc hoài sơn 30g và ngọc trúc 20g. Ăn cái, uống nước làm một lần trong ngày, không dùng gia vị, ăn nhạt
Bài 6: Chữa váng đầu, hoa mắt, tim đập không đều, mất ngủ: Dùng 30g ngũ vị tử, 30g khởi tử, 30g hà thủ ô đem nấu lấy nước, dùng nước thuốc này luộc 4 quả trứng chim bồ câu, gia thêm 100g rượu nếp cái. Khi trứng chín cho thêm 50g đường đỏ, bỏ vỏ trứng, ăn trứng và húp nước lúc còn nóng.
Bài 7: Chữa chứng ra mồ hôi trộm: Dùng một con bồ câu, 20g hoàng kỳ, 25g kỷ tử. Bồ câu làm sạch, bỏ hết nội tạng, rồi cho hoàng kỳ, kỷ tử vào bụng và khâu lại rồi hấp cách thủy. Khi chín bỏ xác hoàng kỳ, kỷ tử, chỉ dùng thịt chim và nước. Dùng 3 lần cách nhau 5 ngày, chứng mồ hôi trộm sẽ đỡ.
Bài 8: Chữa xuất tinh sớm, mộng tinh, dinh tinh: Dùng một con chim bồ câu đực, cắt tiết giữ lại, làm sạch, bỏ nội tạng; 30g hoàng tinh; 15g ích trĩ nhân; 30g ngũ bội tử; 30g khởi tử; 200ml rượu nếp cái. Hầm chín bằng lửa nhỏ rồi ăn nóng.

<Theo 24h>

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Bồ câu Pháp!!! Các món ngon chế biến từ chim bồ câu!!! Bồ câu nấu rượu trắng....

Chào các bạn, như đã nói ở bài Giới thiệu về một hướng đi mới cho việc phát triển kinh tế là nuôi chim bồ câuBồ câu Quang Thắng đã giới thiệu đến các bạn chim bồ câu có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Trong loạt bài viết tiếp theoBồ câu Quang Thắng xin chia sẻ những món ăn ngon chế biến từ bồ câu mà Bồ câu Quang Thắng sưu tầm từ một số trang web khác để dễ dàng theo dõi hơn.
Trong bài viết này,  Bồ câu Quang Thắng xin giới thiệu tới các bạn món "bồ câu nấu rượu trắng", một món ăn mà cũng là một bài thuốc cổ truyền mà theo y học có tác dụng chữa bế kinh, lãnh cảm ở nữ, chữa liệt dương, xuất tinh sớm ở nam........

Nguyên liệu:
Bồ câu Pháp- Bồ câu nấu rượu trắng
- 1 con bồ câu
- 2 trái cam lớn
- 50g hành tím
- 50g nấm rơm
- 1 ly nhỏ rượu trắng
- 1 nụ đinh hương + lá thơm
- Tiêu, muối, đường, nước mắm, mỡ nước
Cách thực hiện:
1. Chuẩn bị
- Bồ câu: làm sạch sẽ, chặt đôi.
- Nấm rơm: gọt sạch, ngâm nước muối khoảng 10 phút, vớt ra để ráo nước, chiên sơ qua.
- Củ hành: bóc vỏ, rửa sạch, đâm nát.
- Cam: vắt lấy nước.
2. Chế biến
- Bắt chảo lên bếp cho nóng, đổ mỡ vào, mỡ sôi, khử hành cho thơm đoạn cho bồ câu vào chiên cho chín vàng, nêm đường, tiêu, muối, nước mắm vào nấu sôi 5 phút cho thấm.
- Đổ rượu trắng + nước cam vào nấu sôi lên, đoạn bỏ lá thơm + nụ đinh hương vào cho thơm, rồi để nhỏ lửa lại.
- Xem nồi bồ câu cho vừa được thì trút nấm vào, để sôi một lúc rồi nhắc xuống.
3. Cách dùng
- Dọn ăn nóng với nước mắm chanh hoặc muối, tiêu, chanh.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Bồ câu Pháp - Bệnh loét miệng bạch hầu ở chim bồ câu

Bệnh loét miệng, bạch hầu
Nguyên nhân:
Đây là bệnh phổ biến nhất do khuẩn Trichomonas. Là vi sinh vật đơn bào có hình roi, vì vậy nó rất cơ động. Nó có thể lây nhiễm từ 1 con bồ câu này sang con khác qua nước uống, từ chim cha mẹ sang chim con khi chúng mớm thức ăn. Thường chim con dễ bị hơn.
Vi khuẩn có thể tồn tại trong môi trường ô nhiễm do không vệ sinh chuồng trại tốt, khiến chim bị nhiễm vi khuẩn tích tụ trên thành chuồng. Chim mổ nhặt những thức ăn rơi vãi sẽ dễ dàng bị nhiễm bệnh.
Triệu chứng:
-         Giảm hoạt động, lặp đi lặp lại động tác nuốt.
-         Xù lông, giảm cân, tăng lượng nước uống, tiêu chảy.
-         Các mảng màu vàng được tìm thấy trong vòm họng, miệng.
-         Trong giai đoạn khởi phát thường có mùi hôi.

Phòng chống:
-         Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
-        Nên thường xuyên cho chim uống nước vôi pha loãng (hoặc nước muối loãng)
-         Kiểm soát căng thẳng ở bồ câu bằng các loại thuốc giảm stress.
-         Duy trì cung cấp thực phẩm, vệ sinh máng ăn, uống thường xuyên.
-         Cách ly chim bệnh.

Điều trị:
Sử dụng các loại thuốc điều trị như:
-         Ronidazole (Ridzol)(DAC)
-         Metronidazole (Flagyl) (DAC)
-         B.S. (Belgica-DeWeerd)
-         Ronidazole 10% (Pantex)
-         Ronidazole 40 (Pantex)
-         5% Cure (Travipharma)

Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Metronidazole 250mg.
Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 ngày.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Bồ câu Pháp - Các món ngon chế biến từ chim bồ câu!!! Bồ câu băm viên xào răm

Chào các bạn, như đã nói ở bài Giới thiệu về một hướng đi mới cho việc phát triển kinh tế là nuôi chim bồ câu, Bồ câu Quang Thắng đã giới thiệu đến các bạn chim bồ câu có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Trong loạt bài viết tiếp theo, Bồ câu Quang Thắng xin chia sẻ những món ăn ngon chế biến từ bồ câu mà Bồ câu Quang Thắng sưu tầm từ một số trang web khác để dễ dàng theo dõi hơn.
Trong bài này, Bồ câu Quang Thắng xin giới thiệu tới các bạn bài viết về chế biến món bồ câu băm viên xào rau răm - một món ăn ngon, lạ, hứa hẹn sẽ mang tới cho bạn và gia đình một bữa ăn ngon miệng.
Vị thơm đặc trưng của rau răm, vị ngọt săn của thịt chim được xào với nước mắm sẽ khiến cả nhà thích thú với món ăn này.








Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Nuôi bồ câu, một hướng đi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp

Chăn nuôi bồ câu, một hướng mới phát triển kinh tế
Bồ câu là loài chim hiền lành, dễ nuôi, đồng thời cũng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, việc nuôi loại chim này lại không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Hiện nay, mô hình nuôi chim bồ câu làm kinh tế đang được nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đem lại thu nhập lớn cho bà con nông dân. Sau vài năm đi tu nghiệp tại Nhật Bản chuyên ngành cơ khí chế tạo và chăn nuôi trồng trọt, tôi đã “tình cờ bắt gặp” hướng đi mới cho việc phát triển kinh tế gia đình và đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi chim bồ câu khi trở về nước, giờ bước đầu mang lại những kết quả đáng kể. 
Trong các mô hình nuôi chim bồ câu lấy thịt, giống bồ câu Pháp được lựa chọn nhiều nhất bởi đây là giống chuyên thịt nổi tiếng, mỗi năm một cặp có thể đẻ 8-9 lứa, trọng lượng chim ra ràng (28 ngày tuổi) đạt 530-580g/con. Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%. 
Chim bồ câu không khó nuôi, thức ăn cho chim chủ yếu là lúa thóc, ngô và một phần thức ăn công nghiệp. Muốn chim lớn nhanh và khỏe mạnh thì thức ăn, nước uống cho chim phải sạch, chuồng nuôi cũng phải thoáng mát, đảm bảo vệ sinh… Chim bồ câu sinh trưởng rất tốt, thời gian nuôi 5 tháng chim trưởng thành đã bắt đầu đẻ trứng và hầu như đẻ quanh năm. Đặc điểm của chim bồ câu là chúng vừa đẻ vừa nuôi con. Trứng ấp chỉ khoảng 20 ngày là nở, sau đó khoảng 1 tuần là chúng lại có thể đẻ tiếp nên hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Mỗi năm thu nhập từ chim bồ câu có thể mang lại cho các hộ chăn nuôi hàng trăm triệu đồng. 

Bồ câu vốn là loài dễ nuôi vì chúng dễ tính lại ít bệnh tật, ít tốn thức ăn nên hiệu quả hơn so với gà, vịt
Nuôi bồ câu theo hình thức công nghiệp

. Phương pháp nuôi nhốt bồ câu giống Pháp thì lại càng hiệu quả hơn vì đảm bảo được 1 trống 1 mái trong mỗi lồng, không sợ bị lây bệnh từ bên ngoài hay bị mất như khi nuôi thả, dễ dàng phát hiện ra con bệnh để cách ly, tận dụng được chất thải để làm phân bón. Mỗi con bồ câu Pháp trưởng thành có năng suất thịt gấp đôi với giống bồ câu thường trong khi cùng thời gian chăm sóc.
Bồ câu sinh trưởng nhanh, từ khi nở đến khi ra ràng là 45 ngày, trong khoảng thời gian ấy, chim mẹ vừa có thể đẻ trứng, vừa có thể nuôi con. Việc phân phối các cặp chim giống và chim thương phẩm mang lại nguồn thu nhập có thể lên đến vài chục triệu đồng mỗi tháng tùy vào số lượng bồ câu nuôi của trang trại. Các bạn có thể tham khảo giá cả bồ câu tại đây 
Chim bồ câu ra ràng thường được dùng làm thực phẩm như nấu cháo, hầm thuốc bắc để tẩm bổ sức khoẻ. Theo đông y, thịt bồ câu tính bình, vị mặn, dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt, là loại thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ. Trứng bồ câu có chứa protein 9,5%, chất béo 6,4%, hợp chất đường và canxi, sắt, phốt pho…
Thịt chim bồ câu có tác dụng bổ thận kiện tì vị, ích khí huyết, dùng cho trường hợp gầy yếu, hư
Bồ câu có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng

nhược, tiêu khát, hay quên, mất ngủ, thần kinh suy nhược, dinh dưỡng không tốt,… Trong y học cổ truyền, chim bồ câu được dùng với tên thuốc là cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết). Trong một số trường hợp, trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng. Chính bởi những đặc tính quý này nên thịt chim bồ câu rất có giá trên thị trường: một cặp giống bán ra trung bình khoảng 600 ngàn đồng/cặp, còn bồ câu ra ràng 120 ngàn đồng/cặp.
Ngoài mô hình nuôi bồ câu, các bạn có thể kết hợp chăn nuôi thêm ngan, lợn, gà, thả cá... để tăng thêm thu nhập. Trang trại bồ câu Quang Thắng ngoài việc chuyên chăn nuôi và phân phối bồ câu, tôi còn chăn nuôi thêm vài trăm con gà thịt kết hợp thả cá và nuôi thêm thỏ thịt .

Nếu các bạn có mong muốn xây dựng trang trại bồ câu, hãy liên hệ với tôi và chúng ta trở thành đối tác.
sđt liên hệ: 0943 429 963
E-mail: quangthang.hycbc@gmail.com