Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Bồ câu Pháp - Phân biệt trống mái ở chim bồ câu Pháp


Bồ câu là một loài vật có “tình yêu” trung thủy. Từ khi kết đôi cho tới khi chết đi, chúng luôn chung thủy và mãi mãi sống với “bạn đời” của mình.
Vì vậy, khi ta chọn giống chim bồ câu, tốt nhất chúng ta nên chọn những cặp chim đã tự kết đôi với nhau từ đàn chim hậu bị, thì khi ta cho vào lồng nuôi công nghiệp, chim sẽ có được quá trình sinh trưởng, phát triển một cách tự nhiên, sinh sản đều đặn và dày.
Một cặp chim bồ câu thuần (không phải ép đôi) một năm có thể cho ra được khoảng 14-16 cặp chim con-cháu.
Để tránh việc ghép đôi nhầm giữa các con chim cùng giới tính, chúng ta cần biết một số cách phân biệt chim trống và chim mái. Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc phân biệt chim bồ câu Pháp trống và chim bồ câu Pháp mái như sau.
   -   Đối với chim bồ câu trống có đầu to, thân mình dài, chân cao, khi chim đến thời kì trưởng thành, chim có tiếng “gù” và quay vòng tròn rồi giơ mình lên cao để thu hút chim mái. Con trống hay nằm vào ổ trước và vẫy cánh, tạo tiếng gù gọi con mái.
   -   Con mái đầu thon, mỏ nhọn, cổ dài, thân mình hơi nhỏ hơn con đực một chút, bụng bầu. Đến thời kì trưởng thành, chúng ta sờ vào phần bụng dưới của chim, chúng ta thấy hai xương chậu (gọi là ghim) mở rộng hơn con đực. Chim cái ít có tiếng “gù” và hay có những cử chỉ đòi mớm hơi với con đực. Mỏ nằm bên trong.


Phân biệt chim trống và chim mái là công việc vô cùng quan trọng

>>       Đối với chim non, phân biệt trống mái khó hơn một chút, tỉ lệ chính xác tôi chỉ dám đảm bảo ở mức 70%-80%. Nhưng sự phân biệt trống mái dựa vào thân mình và sờ ghim như hướng dẫn ở trên
Trên đây là một số kinh nghiệm thực tế trong việc chọn giống tôi đã rút ra được trong quá trình chăn nuôi tại trang trại của mình. Bà con có thể tham khảo và áp dụng vào việc chọn giống cho quá trình chăn nuôi của mình đạt hiệu quả cao.

Cám ơn các bạn đã ghé thăm!!!!

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Bồ câu Pháp - Chế độ dinh dưỡng cho chim bồ câu!!!

 1.   Thành phần  thức ăn cho chim
 Chim bồ câu là một loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu của chúng là ngô và đỗ (đậu).
 Thóc là một thành phần thức ăn ko thể thiếu vs chim bồ câu, nhưng cũng chỉ đáp ứng đc 30% hàm lượng thức ăn hàng ngày để chúng thu nạp vào cơ thể
Đối với chim bồ câu nuôi thả tự do (chim ta, chim ri) thì hàm lượng thức ăn ko cần phải cầu kì trong chăm sóc, chủ yếu là cơm nguội (tận dụng), thóc, ngô, ngoài ra chúng tự kiếm thức ăn khác để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Đối với dòng chim bồ câu Pháp, bồ câu VN1 thì hàm lượng thức ăn nếu các bạn nuôi nhốt công nghiệp thì thức ăn chủ yếu của chúng là ngô, thóc và cám công nghiệp. Thành phần phối trộn thức ăn cho chim bồ câu nuôi nhốt là
·         Thành phần dinh dưỡng cho chim bồ câu bố mẹ
-          Cám công nghiệp                                 : 25%
-          Thóc                                                   :25%
-          Còn lại là ngô hạt                                  :50%
·         Thành phần dinh dưỡng cho chim bồ câu non và hậu bị
-          Thành phần chủ yếu lại là cám công nghiệp                       :50%
-          Ngô                                                                               :25%
-          Thóc                                                                              :25%
>>>>Thức ăn không được ẩm mốc, chim ăn sẽ bị bệnh đường tiêu hóa
2.       Nước uống
Chim bồ câu ko uống nhiều nước, nhưng vào mùa hè, một cặp chim bồ câu cũng có thể tiêu thụ hết khoảng  500ml (nửa lít) nước. Để tránh những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa của chim, chúng ta nên sử dụng nguồn nước sạch, tốt nhất là nước thanh lọc hoặc là nước vôi loãng để khử trùng.
Hàng ngày, vào buổi sáng nên cọ rửa máng uống cho chim và thay nước mới cho chim. Nên thường xuyên bổ xung nước vào máng uống cho chim.
 3. Muối khoáng
Chim bồ câu Pháp nuôi công nghiệp bằng chuồng nuôi nhốt, chúng ta nên bổ sung một máng muối khoáng ở bên cạnh máng thức ăn cho chim để chúng bổ sung được nguồn khoáng chất mà không thể tự tìm kiếm.
Thành phần muối khoáng gồm:
-          Canxi để bổ sung cho xương và vỏ trứng không bị mềm và vôi
-          Muối khoáng bổ sung thêm cho hệ tuần hoàn lưu thông tốt, lông óng mượt
-          Cát vàng để giúp chim nghiền và tiêu hóa thức ăn
      Đối với chim đẻ, chúng ta nên bổ sung khoáng đa vi lượng ADE để cho chim đẻ khỏe, đẻ dày và tỉ lệ ấp nở đạt ở mức cao.
 4. Kết luận

Đây là một số kinh nghiệm về dinh dưỡng cho chim bồ câu mà tôi đúc kết được trong quá trình chăn nuôi. Mong các bạn tham khảo để áp dụng vào quá trình chăn nuôi của mình để đạt được kết quả cao nhất.

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Bồ câu Pháp - Kinh nghiệm chọn giống!!!

Xin chào các bạn, trong bài trước tôi đã chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chuồng trại chăm sóc chim bồ câu, trong bài này tôi xin chia sẻ kinh nghiệm chọn giống để chăm sóc.







Trong một ổ chim cần phải có một con trống và một con mái. Muốn chim bố mẹ đẻ nhiều, nuôi con tốt phải chọn chim có lông bụng dầy mượt, khoẻ mạnh, mỏ xẻ, không có dị tật, lanh lợi, đuôi nhọn…. Nên mua chim đã được ghép đôi
Chim bồ câu mái có thể đẻ trải dài trong năm, lứa nọ tiếp lứa kia, khoảng cách giữa hai lứa khoảng 40 ngày. Như vậy, trong những điều kiện nuôi thả hợp lý, một cặp bồ câu có thể sản sinh ra 12 đến 14 lứa chim bồ câu con trong một năm.

CON GIỐNG: Bồ câu pháp VN1
Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.

Dòng chim bồ câu Pháp : Titan & Mimas:

Chim bồ câu Pháp ti tan (dòng “siêu nặng“) có bộ lông phong phú đa dạng: trắng, đốm, xám, nâu

Giống Ngoại Tên tiếng Anh: Titan Tên khác: Bồ câu “Siêu nặng” Phân loại: Dòng Nguồn gốc: Từ Pháp nhập vào Việt Nam từ tháng 5 năm 1998. Phân bố: Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương – Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Bắc, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An, Quảng Ninh, Tp. Hồ Chí Minh… Hình thái: Lông đa màu: xám (chiếm 20%), màu trắng (chiếm 12%), nâu (12%) và đốm (4%). Chân ngắn, vai nở. Chim trống dài 19, cao 31 cm, chim mái dài 16,5, cao 28,5 cm. Chim mới nở nặng 17gam/con, lúc 28 ngày tuổi: 647gam. Lúc 6 tháng tuổi:677gam/con, và 1 năm tuổi chim sinh sản: 691gam/con. Năng suất, sản phẩm: Khoảng cách hai lứa đẻ là 40 ngày. Đẻ 12-13 chim non/cặp/năm. Tỷ lệ nở/tổng trứng: 66-72%. Tỷ lệ nuôi sống: 94-96%.

Chim bồ câu Pháp mi mát (Dòng “siêu lợi“) có bộ lông đồng nhất màu trắng
Giống Ngoại Năng suất, sản phẩm: Khoảng cách hai lứa đẻ là 35-40 ngày. Đẻ 16-17 chim non/cặp/năm. Tỷ lệ nở trên tổng trứng: 76- 82%. Tỷ lệ nuôi sống: 93-98%. Tên tiếng Anh: Mimas Tên khác: Bồ câu “Siêu lợi” Phân loại: Dòng Nguồn gốc: Từ Pháp nhập vào Việt Nam từ tháng 5 năm 1998. Phân bố: Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy phương – Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Bắc, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An, Quảng Ninh, Tp. Hồ Chí Minh… Hình thái: Lông màu trắng đồng nhất, chân đỏ hồng. Chăn ngắn, vai nở. Chim trống dài 18cm, cao 28cm, chim mái dài 16cm, cao 27cm.  Khối lượng mới nở: 16gam/con, lúc 28 ngày tuổi: 582-855gam/con. 6 tháng tuổi chim nặng 653gam/con và 1 năm tuổi chim mái sinh sản nặng 690gam/con.

Phân biệt trống mái: Con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt. Nên mua loại chim từ 5-6 tháng tuổi.

Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, nên thay chim bố mẹ mới.

-----------------------------------------------------Hẹn gặp lại-----------------------------------------------------------------

Bồ câu Pháp - Xây dựng chuồng trại nuôi chim bồ câu Pháp!!!!

Nuôi chim bồ câu lấy thịt giờ đây đã không còn xa lạ với nhiều người. Chim bồ câu ra ràng thường được dùng làm thực phẩm như nấu cháo, hầm thuốc bắc để tẩm bổ sức khoẻ. Người nuôi chim bồ câu không phải đầu tư nhiều, nhanh thu hồi vốn nên nó đã trở thành một trong những nghề mang lại thu nhập cao cho người chăn nuôi .
Sau đây tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm đã học hỏi và thu hoạch được trong quá trình chăm sóc và phát triển trang trại nuôi bồ câu của mình.
Bài đầu tiên, tôi xin chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng chuồng trại để nuôi chim bồ câu

                                             Chuồng nuôi chim bồ câu phải thoáng mát , yên tĩnh thì chim mới mau lớn.

Theo kinh nghiệm có được, chuồng nuôi chim bồ câu phải thoáng mát, yên tĩnh thì chim mới mau lớn.
Nếu là nuôi thả tự do thì chuồng nuôi yêu cầu không được trống trải, có mái che nắng, mưa, có ổ cho chim mái đẻ trứng. Nếu nuôi chim để sinh sản và khai thác thịt thì cần có chuồng nuôi khác nhau.

Làm chuồng nên lấy tre chẻ ra thành nan, sau đó làm thành phên ghép lại. Chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa, tránh ồn ào. Nên chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: Chiều cao 50cm, chiều sâu 50cm, chiều rộng 50cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, 1 ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to  bằng miệng bát ăn cơm để chim có thể ra vào. Máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại, đảm bảo vệ sinh


Với chuồng trại 50m2 có thể nuôi 100 con bồ câu bố mẹ, trong có 25m2 làm ổ cho bồ câu đẻ, ấp; ngoài ra có khu vực bồ câu thịt, khu an dưỡng chờ đẻ tiếp. Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Nên tạo cho chim có được môi trường tự nhiên, chuồng trại đẹp thoáng mát, có đủ ánh sáng mặt trời, có mái cao ráo, yên tĩnh nhẹ nhàng, tránh gió lùa, mưa, ồn ào quá mức, tránh mèo, chuột, rắn, có độ cao vừa phải… có chỗ cho chim tắm, mỗi tuần pha một lần nước muối nhạt để chim tắm có tác dụng chống rệp cho chim.

Chuồng trại, lồng làm bằng tre, gỗ, hay lưới kẽm (dây thép) 2mm, ghép từng ô, có thể làm nhiều tầng.

Mật độ nuôi: Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).

Chuồng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi: Dành cho một cặp trống mái sinh sản: Cao: 50cm x sâu: 50cm x rộng: 50cm. Trên đó đặt 2 ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung.

Chuồng nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi: dài: 6m x rộng: 3,5m x cao: 5,5m (cả mái).

Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21-30 ngày tuổi): Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Mật độ 45-50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn (phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh sáng tối thiểu.

Ổ đẻ: Đường kính: 20-25cm x cao: 4-6cm: Trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần hai ổ, một ổ đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. ổ có thể làm bằng gỗ, nhựa, khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh thay rửa thường xuyên.

Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: dài: 15cm x rộng: 5cm x sâu: 5-10cm. Nên đặt ở những vị trí tránh chim ỉa vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và hạn chế thức ăn rơi vãi. Có thể dùng máng bằng tre hoặc bằng tôn.

Máng uống cho một đôi chim bố mẹ: Đường kính: 5-6cm x cao: 8-10cm. Máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia…), cốc nhựa…

Máng đựng thức ăn bổ sung: nuôi nhốt nên cần chất khoáng, sỏi, muối ăn. Kích thước của máng đựng thức ăn bổ sung như máng uống, nên dùng gỗ hoặc nhựa, không nên làm bằng kim loại.


Ở bài sau, tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm trong việc chọn giống chim bồ câu.
Xin chào!!!