Bồ câu là một loài vật có “tình yêu” trung thủy. Từ khi kết
đôi cho tới khi chết đi, chúng luôn chung thủy và mãi mãi sống với “bạn đời” của
mình.
Vì vậy, khi ta chọn giống chim bồ câu, tốt nhất chúng ta nên
chọn những cặp chim đã tự kết đôi với nhau từ đàn chim hậu bị, thì khi ta cho
vào lồng nuôi công nghiệp, chim sẽ có được quá trình sinh trưởng, phát triển một
cách tự nhiên, sinh sản đều đặn và dày.
Một cặp chim bồ câu thuần (không phải ép đôi) một năm có thể
cho ra được khoảng 14-16 cặp chim con-cháu.
Để tránh việc ghép đôi nhầm giữa các con chim cùng giới
tính, chúng ta cần biết một số cách phân biệt chim trống và chim mái. Tôi xin
chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc phân biệt chim bồ câu Pháp trống và chim
bồ câu Pháp mái như sau.
-
Đối với chim bồ câu trống có đầu to, thân mình
dài, chân cao, khi chim đến thời kì trưởng thành, chim có tiếng “gù” và quay
vòng tròn rồi giơ mình lên cao để thu hút chim mái. Con trống hay nằm vào ổ trước
và vẫy cánh, tạo tiếng gù gọi con mái.
-
Con mái đầu thon, mỏ nhọn, cổ dài, thân mình hơi
nhỏ hơn con đực một chút, bụng bầu. Đến thời kì trưởng thành, chúng ta sờ vào
phần bụng dưới của chim, chúng ta thấy hai xương chậu (gọi là ghim) mở rộng hơn
con đực. Chim cái ít có tiếng “gù” và hay có những cử chỉ đòi mớm hơi với con đực.
Mỏ nằm bên trong.
Phân biệt chim trống và chim mái là công việc vô cùng quan trọng |
>>
Đối với chim non, phân biệt trống mái khó hơn một
chút, tỉ lệ chính xác tôi chỉ dám đảm bảo ở mức 70%-80%. Nhưng sự phân biệt trống
mái dựa vào thân mình và sờ ghim như hướng dẫn ở trên
Trên đây là một số kinh nghiệm thực tế trong việc chọn giống
tôi đã rút ra được trong quá trình chăn nuôi tại trang trại của mình. Bà con có
thể tham khảo và áp dụng vào việc chọn giống cho quá trình chăn nuôi của mình đạt
hiệu quả cao.
Cám ơn các bạn đã ghé thăm!!!!
Cám ơn các bạn đã ghé thăm!!!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét