Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Bồ câu Pháp - Bệnh loét miệng bạch hầu ở chim bồ câu

Bệnh loét miệng, bạch hầu
Nguyên nhân:
Đây là bệnh phổ biến nhất do khuẩn Trichomonas. Là vi sinh vật đơn bào có hình roi, vì vậy nó rất cơ động. Nó có thể lây nhiễm từ 1 con bồ câu này sang con khác qua nước uống, từ chim cha mẹ sang chim con khi chúng mớm thức ăn. Thường chim con dễ bị hơn.
Vi khuẩn có thể tồn tại trong môi trường ô nhiễm do không vệ sinh chuồng trại tốt, khiến chim bị nhiễm vi khuẩn tích tụ trên thành chuồng. Chim mổ nhặt những thức ăn rơi vãi sẽ dễ dàng bị nhiễm bệnh.
Triệu chứng:
-         Giảm hoạt động, lặp đi lặp lại động tác nuốt.
-         Xù lông, giảm cân, tăng lượng nước uống, tiêu chảy.
-         Các mảng màu vàng được tìm thấy trong vòm họng, miệng.
-         Trong giai đoạn khởi phát thường có mùi hôi.

Phòng chống:
-         Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
-        Nên thường xuyên cho chim uống nước vôi pha loãng (hoặc nước muối loãng)
-         Kiểm soát căng thẳng ở bồ câu bằng các loại thuốc giảm stress.
-         Duy trì cung cấp thực phẩm, vệ sinh máng ăn, uống thường xuyên.
-         Cách ly chim bệnh.

Điều trị:
Sử dụng các loại thuốc điều trị như:
-         Ronidazole (Ridzol)(DAC)
-         Metronidazole (Flagyl) (DAC)
-         B.S. (Belgica-DeWeerd)
-         Ronidazole 10% (Pantex)
-         Ronidazole 40 (Pantex)
-         5% Cure (Travipharma)

Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Metronidazole 250mg.
Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 ngày.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Bồ câu Pháp - Các món ngon chế biến từ chim bồ câu!!! Bồ câu băm viên xào răm

Chào các bạn, như đã nói ở bài Giới thiệu về một hướng đi mới cho việc phát triển kinh tế là nuôi chim bồ câu, Bồ câu Quang Thắng đã giới thiệu đến các bạn chim bồ câu có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Trong loạt bài viết tiếp theo, Bồ câu Quang Thắng xin chia sẻ những món ăn ngon chế biến từ bồ câu mà Bồ câu Quang Thắng sưu tầm từ một số trang web khác để dễ dàng theo dõi hơn.
Trong bài này, Bồ câu Quang Thắng xin giới thiệu tới các bạn bài viết về chế biến món bồ câu băm viên xào rau răm - một món ăn ngon, lạ, hứa hẹn sẽ mang tới cho bạn và gia đình một bữa ăn ngon miệng.
Vị thơm đặc trưng của rau răm, vị ngọt săn của thịt chim được xào với nước mắm sẽ khiến cả nhà thích thú với món ăn này.








Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Bồ câu Pháp - Các món ngon chế biến từ chim bồ câu!!! Bồ câu chiên bơ


Chào các bạn, như đã nói ở bài Giới thiệu về một hướng đi mới cho việc phát triển kinh tế là nuôi chim bồ câu, Bồ câu Quang Thắng đã giới thiệu đến các bạn chim bồ câu có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Trong loạt bài viết tiếp theo, Bồ câu Quang Thắng xin chia sẻ những món ăn ngon chế biến từ bồ câu mà Bồ câu Quang Thắng sưu tầm từ một số trang web khác để dễ dàng theo dõi hơn.
Trong bài này, xin chia sẻ với các bạn món ăn Bồ câu chiên bơ, một món ăn ngon và chế biến tương đối đơn giản.
Bồ câu chiên bơ



Nguyên liệu chuẩn bị:

- 2 con chim bồ câu (bồ câu ra ràng là ngon nhất)
- Hạt nêm ( khoảng 2 thìa cafe)
- 100 gram bơ lạt
- Một thìa súp tỏi băm
- Hạt tiêu: 1/3 thìa cafe
- Rau xà lách
- Muối tiêu, chanh, ớt ăn kèm.







Các bước chế biến:
- Bước 1:
              - Rửa sạch chim bồ câu, chặt làm sáu, ướp tỏi băm, hạt nêm, tiêu, ướp khoảng 15  phút
              - Đem hấp khoảng 10 phút, vớt ra, để ráo.
- Bước 2:
              - Đun tan bơ.
              - Thả bồ câu hấp vào chiên vàng giòn.
- Bước 3: Vớt bồ câu ra, để ráo, bày ra đĩa, trang trí thêm một số rau quả cho thêm phần bắt mắt.



<Bài viết tham khảo afamily.vn>

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Nuôi bồ câu, một hướng đi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp

Chăn nuôi bồ câu, một hướng mới phát triển kinh tế
Bồ câu là loài chim hiền lành, dễ nuôi, đồng thời cũng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, việc nuôi loại chim này lại không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Hiện nay, mô hình nuôi chim bồ câu làm kinh tế đang được nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đem lại thu nhập lớn cho bà con nông dân. Sau vài năm đi tu nghiệp tại Nhật Bản chuyên ngành cơ khí chế tạo và chăn nuôi trồng trọt, tôi đã “tình cờ bắt gặp” hướng đi mới cho việc phát triển kinh tế gia đình và đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi chim bồ câu khi trở về nước, giờ bước đầu mang lại những kết quả đáng kể. 
Trong các mô hình nuôi chim bồ câu lấy thịt, giống bồ câu Pháp được lựa chọn nhiều nhất bởi đây là giống chuyên thịt nổi tiếng, mỗi năm một cặp có thể đẻ 8-9 lứa, trọng lượng chim ra ràng (28 ngày tuổi) đạt 530-580g/con. Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%. 
Chim bồ câu không khó nuôi, thức ăn cho chim chủ yếu là lúa thóc, ngô và một phần thức ăn công nghiệp. Muốn chim lớn nhanh và khỏe mạnh thì thức ăn, nước uống cho chim phải sạch, chuồng nuôi cũng phải thoáng mát, đảm bảo vệ sinh… Chim bồ câu sinh trưởng rất tốt, thời gian nuôi 5 tháng chim trưởng thành đã bắt đầu đẻ trứng và hầu như đẻ quanh năm. Đặc điểm của chim bồ câu là chúng vừa đẻ vừa nuôi con. Trứng ấp chỉ khoảng 20 ngày là nở, sau đó khoảng 1 tuần là chúng lại có thể đẻ tiếp nên hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Mỗi năm thu nhập từ chim bồ câu có thể mang lại cho các hộ chăn nuôi hàng trăm triệu đồng. 

Bồ câu vốn là loài dễ nuôi vì chúng dễ tính lại ít bệnh tật, ít tốn thức ăn nên hiệu quả hơn so với gà, vịt
Nuôi bồ câu theo hình thức công nghiệp

. Phương pháp nuôi nhốt bồ câu giống Pháp thì lại càng hiệu quả hơn vì đảm bảo được 1 trống 1 mái trong mỗi lồng, không sợ bị lây bệnh từ bên ngoài hay bị mất như khi nuôi thả, dễ dàng phát hiện ra con bệnh để cách ly, tận dụng được chất thải để làm phân bón. Mỗi con bồ câu Pháp trưởng thành có năng suất thịt gấp đôi với giống bồ câu thường trong khi cùng thời gian chăm sóc.
Bồ câu sinh trưởng nhanh, từ khi nở đến khi ra ràng là 45 ngày, trong khoảng thời gian ấy, chim mẹ vừa có thể đẻ trứng, vừa có thể nuôi con. Việc phân phối các cặp chim giống và chim thương phẩm mang lại nguồn thu nhập có thể lên đến vài chục triệu đồng mỗi tháng tùy vào số lượng bồ câu nuôi của trang trại. Các bạn có thể tham khảo giá cả bồ câu tại đây 
Chim bồ câu ra ràng thường được dùng làm thực phẩm như nấu cháo, hầm thuốc bắc để tẩm bổ sức khoẻ. Theo đông y, thịt bồ câu tính bình, vị mặn, dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt, là loại thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ. Trứng bồ câu có chứa protein 9,5%, chất béo 6,4%, hợp chất đường và canxi, sắt, phốt pho…
Thịt chim bồ câu có tác dụng bổ thận kiện tì vị, ích khí huyết, dùng cho trường hợp gầy yếu, hư
Bồ câu có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng

nhược, tiêu khát, hay quên, mất ngủ, thần kinh suy nhược, dinh dưỡng không tốt,… Trong y học cổ truyền, chim bồ câu được dùng với tên thuốc là cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết). Trong một số trường hợp, trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng. Chính bởi những đặc tính quý này nên thịt chim bồ câu rất có giá trên thị trường: một cặp giống bán ra trung bình khoảng 600 ngàn đồng/cặp, còn bồ câu ra ràng 120 ngàn đồng/cặp.
Ngoài mô hình nuôi bồ câu, các bạn có thể kết hợp chăn nuôi thêm ngan, lợn, gà, thả cá... để tăng thêm thu nhập. Trang trại bồ câu Quang Thắng ngoài việc chuyên chăn nuôi và phân phối bồ câu, tôi còn chăn nuôi thêm vài trăm con gà thịt kết hợp thả cá và nuôi thêm thỏ thịt .

Nếu các bạn có mong muốn xây dựng trang trại bồ câu, hãy liên hệ với tôi và chúng ta trở thành đối tác.
sđt liên hệ: 0943 429 963
E-mail: quangthang.hycbc@gmail.com

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Bồ câu Pháp - Bệnh Newcastle

NGUYÊN NHÂN:
Bệnh do siêu vi trùng thuộc nhóm Paramyxovirus gây bệnh cho chim bồ câu ở mọi lứa tuổi 

Đặc trưng của bệnh là hiện tượng xuất huyết, viêm loét đường tiêu hoá. Bệnh lây lan nhanh gây thiệt hại nghiêm trọng, có thể đến 100% trên toàn bộ đàn chim bệnh.
Virus gây bệnh dễ bị diệt bởi thuốc sát trùng thông thường nhưng có thể tồn tại nhiều năm trong môi trường mát. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hoá, do tiếp xúc chim bệnh

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH:
Thời kỳ ủ bệnh thường là 5 ngày, có thể biến động từ 5 – 12 ngày.
Thể quá cấp tính:
Thường xảy ra đầu ổ dịch, bệnh tiến triển nhanh, chim bồ câu ủ rũ sau vài giờ rồi chết, không thể hiện triệu chứng của bệnh.
Thể cấp tính:Chim mắc bệnh ủ rũ, ăn ít, uống nước nhiều, lông xù, bị sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, thở khó trầm trọng, mào và yếm tím bầm, từ mũi chảy ra chất nhớt. Chim bị rối loạn tiêu hoá, thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra do lên men, khi dốc chim ngược lên thấy có nước chảy ra có mùi chua khắm. Vài ngày sau chim bồ câu bị tiêu chảy phân có màu nâu sẫm, trắng xanh hay trắng xám. Niêm mạc hậu môn xuất huyết thành những tia màu đỏ.
 Bồ câu trưởng thành triệu chứng hô hấp không thấy rõ như ở chim nhỏ. Ở chim đẻ, sản lượng trứng giảm hoặc ngừng đẻ hoàn toàn sau khi nhiễm bệnh từ 7 – 21 ngày
Thể mãn tính:
Xảy ra ở cuối ổ dịch. Chim bồ câu có triệu chứng thần kinh, cơ quan vận động bị tổn thương biến loạn nặng. Con vật vặn đầu ra sau, đi giật lùi, vòng tròn, mổ không đúng thức ăn, những cơn co giật thường xảy ra khi có kích thích. Chăm sóc tốt bồ câu có thể khỏi nhưng triệu chứng thần kinh vẫn còn. Chim bồ câu được chữa khỏi bệnh miễn dịch suốt đời.

PHÒNG BỆNH CHO  CHIM:
Virus gây bệnh Newcastle làm tế bào vật chủ sản sinh interferon, vì vậy không tiêm thêm vaccine virus khác sau khi chủng ngừa vaccine Newcastle từ 5 – 7 ngày. Hiện nay thường sử dụng phổ biến Vaccine do Công ty thuốc thú y TW II  sản xuất, lịch chủng ngừa như sau:
- Vaccine Newcastle hệ 2 dùng nhỏ mắt mũi cho chim lúc 3 ngày tuổi
- Do miễn dịch không bền nên tiếp tục dùng vaccine Newcastle hệ 2 nhỏ mắt tiếp cho chim bồ câu lúc 21 ngày tuổi hoặc dùng vaccine Lasota pha nước cho chim uống, hoặc nhỏ mắt, nhỏ mũi.
- Phòng lần 3 bằng vaccine Newcastle hệ 1, tiêm dưới da cho chim khi được 2 tháng tuổi, sau đó định kỳ hàng tháng lấy máu kiểm tra bằng phản ứng HA-HI, khi GMT dưới 20 phải tiêm phòng lập lại. Vaccine ngoại nhập phòng bệnh Newcastle của hãng MBL & TRI BIO chủng ngừa theo lịch sau: 

+ Chim bồ câu 3 ngày tuổi nhỏ mắt hoặc cho uống bằng vaccine Inacti/vac B1-M48 ngừa bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm
+ Bồ câu 21 ngày tuổi ngừa bằng vaccine BIO-SOTA Bron MM nhỏ mắt, cho uống hoặc phun sương.
+ Bồ câu trên 3 tháng tuổi tái chủng bằng INACTI/VAC ND-BD-FC3 tiêm dưới da 0,5ml/ con.
( SAU 10 NGÀY TIÊM VACCINE NEWCASLE THÌ TIẾP TỤC CHỦNG BỆNH ĐẬU LUÔN , LIỀU LƯỢNG PHA ĐỂ CHỦNG NÊN = 1.5 LẦN SO VỚI HƯỚNG DẪN , SAU KHI TIÊM CHỦNG NÊN CHO UỐNG BỔ XUNG CÁC VITAMIN NHÓM A. B. C ..)

Bồ câu Pháp - Bệnh E.coli

Biểu hiện lâm sàn
Chim có biểu hiện xù lông, khô chân, thở khò khè.
Kiểm tra thấy chim bị tiêu chảy phân trắng, phù đầu sưng mặt, sưng khớp.
è Chim đã có triệu chứng của bệnh E.Coli
Cách điều trị
Cho chim uống Coli-Prim kết hợp với Analgin + C và Subtizym
Ngoài ra có thể chữa trị bằng cách cho uống Amox-Col kết hợp với Aspidol, trộn lẫn Laczyme one vào thức ăn cho chim
Các bạn có thể tiêm Enro-Fast và Genta 80 kết hợp Diclodol tiêm trực tiếp cho chim
Cho uống chất điện giải subtizym + Toco-K nhằm giải bớt độc tố trong cơ thể cho chim
Các bạn cần lưu ý ngừng cho chim ăn trong ngày đầu tiên của quá trình điều trị


Bồ câu Pháp - Bệnh cầu trùng

1. Biểu hiện lâm sàn
Chim có biểu hiện sã cánh, ủ rũ, đi lại khó khăn, xù lông, chân có dấu hiệu viêm khớp, tiêu chảy có phân sáp, đôi khi dính lẫn máu
2. Cách điều trị
Ta cho uống CK-Cox hoặc Guinocox hoặc sử dụng Forticox hoặc Dimicox
Có thể sử dụng thêm một số thuốc điện giải như Toco-K và Subtizym và Multi ADB
Sử dụng thuốc sát trùng PV DINE
Các bạn cần lưu ý áp dụng liệu trình 3-2-3, tức là
  -    3 -  Dùng thuốc sát cầu trùng 3 ngày
  -    2 – ngưng thuốc 2 ngày

  -    3 – sử dụng thuốc tiếp trong 3 ngày

Bồ câu Pháp - Bệnh Gumboro

1. Biểu hiện lâm sàn
Khi thấy đàn chim bay hỗn loạn, cắn mổ nhau, lông chim xù lên, đứng chụm lại với nhau, kiểm tra thấy phân chim loãng, nhiều nước, có bọt khí và nhớt màu vàng hoặc trắng thì đó là biểu hiện của bệnh Gumboro.
2. Về phác đồ điều trị
Sử dụng chủ yếu là thuốc Glucan Gum.
Nên sử dụng thêm một số thuốc để hỗ trợ cho việc trị bệnh như Toco-K, Livertol, Laczyme One, Aspidol.
Để phòng ngừa việc đàn chim bị tái phát bệnh, sau 2-3 ngày điều trị,  các bạn sử dụng thuốc Oxystrepsol hoặc Norflox-H cho chim uống.

Lưu ý: cần ngưng cho chim ăn trong ngày đầu tiên của ca điều trị

Bồ câu Pháp - Bệnh bạch lỵ thương hàn

1. Biểu hiện lâm sàn
Khi thấy chim có biểu hiện lờ đờ, chậm chạp, tiêu chảy phân trắng, phân xanh, phân dính quanh lỗ hậu môn, xù lông, có hiện tượng chướng bụng, có dấu hiệu bỏ ăn, không bay nhảy, đứng yên một chỗ thì đó là bệnh tả thương hàn
2. Cách điều trị
- Khi chim có những biểu hiện lâm sàn về bệnh, chúng ta nên cách ly chim và cho uống thuốc điện giải để chim giải bớt độc tố trong người.
- Sau khoảng 2 tiếng đồng hồ, chúng ta cho uống thuốc E.Flox 10 và Nivertol và Subtizym ( hoặc uống apravit và Nivertol với Laczym One) , trộn thuốc với thức ăn hoặc nước uống cho chim uống liên tục trong vòng 3 tiếng.

- Nếu cho chim uống mà ko thấy bệnh thuyên giảm, chúng ta dùng thuốc tiêm trực tiếp cho chim. Các bạn mua thuốc Thiam.Sone. Sau đó trộn thuốc F.C.T vào thức ăn của chim cho chim ăn kết hợp cho uống thuốc  Subtizym và Glucan Best trộn vào nước uống.

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Bồ câu Pháp - Phòng bệnh cho chim



1.  Phòng bệnh chung
Bồ câu là loài động vật có sức đề kháng tương đối tốt nên ít khi mắc phải những bệnh khó chữa. Tuy nhiên, chúng ta nên giúp chim bồ câu phòng tránh bệnh. Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc chăm sóc phòng bệnh cho chim.
Về thức ăn, ko được cho chim ăn thức ăn mốc, ẩm.
Nước uống phải sạch hoặc nước vôi loãng.
Thường xuyên chủng vacxin định kì, đối với chim non ta phải chủng ngừa đủ 3 loại vacxin lasota, gumboro, marek để chim phòng tránh một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu, tạo điều kiện có kháng thể để chữa trị bệnh cho chim được dễ dàng hơn.
Đối với chim bố mẹ, 6 tháng ta chủng ngừa vacxin một lần đủ 3 loại lasota, gumboro, marek để tăng cường sức đề kháng cho chim.
Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, tránh ẩm ướt vào mùa xuân.
Cần bổ sung muối khoáng cho chim thường xuyên để chim hấp thụ vào cơ thể những chất không thể tự kiếm giúp chim có đủ sức khỏe để kháng chịu với thời tiết và môi trường sống nuôi nhốt.
Trong quá trình sử dụng thuốc, chúng ta nên dùng chất điện giải để cho chim hấp thụ thuốc tốt hơn, làm tăng cường hệ miễn dịch cho chim

2. Một số bệnh thường gặp
 -    Bệnh đường hô hấp:
 Bồ câu bị bệnh ở hai thể:
Thể cấp tính: Thường thấy ở chim non với các triệu chứng điển hình như chảy nước mắt, nước mũi, thở khó. Sau đó miệng và mũi chim viêm hoại tử, có màng giả, chảy dịch nhầy trắng, vàng xám. Chim bị chết sau 7-10 ngày.
Thể mãn tính: Thường xảy ra ở chim trưởng thành; các triệu chứng nhẹ hơn.
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Phòng bệnh bằng cách tiêm vắc-xin Hecpervirus. Thực hiện vệ sinh phòng bệnh khu chăn nuôi bồ câu và môi trường. Phát hiện sớm chim bệnh, cách ly điều trị.
-     Bệnh giun: Có thể tẩy giun bằng Piperazin adipinat (dùng liều 0,3g/kg thể trọng trộn với thức ăn cho chim, giun sẽ ra ngoài sau 3-5 giờ) hoặc Mebendazol (dùng liều 0,1g/kg thể trọng; chia 2 lần trộn với thức ăn cho chim, giun sẽ ra khỏi ruột 4-6 giờ sau khi tẩy).
Phòng bệnh: Tẩy định kỳ cho toàn đàn chim 4-6 tháng /lần bằng Piperazin; thực hiện vệ sinh chuồng trại.
    Bệnh cầu trùng: Bệnh thường thấy ở bồ câu non từ 1-4 tháng tuổi với các hội chứng ỉa lỏng, phân có nhiều dịch nhầy và đôi khi có màu sô -cô-la do bị xuất huyết.
Sử dụng 1 trong các hoá dược đặc hiệu như Esb3, Grigecoccin, Cocci-stop, Sulfamerazin, Sulfaquinoxalin..., dùng theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
-        Bệnh đậu: do virus thuộc nhóm đậu gà Avian poxvirus, họ Poxviridac gây ra
Triệu chứng:  trên mặt, đầu, cánh, chân, mỏ có những cục đỏ sưng tấy, sau 24h chúng trở lên khô và tạo thành gồ trai và cứng, có biểu hiện vỡ cục và nứt vùng quanh hạt đậu. Bệnh lây lan qua không khí, ăn uống trong môi trường ẩm thấp và mất vệ sinh.
        Chữa trị: khi phát hiện hạt đậu ở trên người chim bồ câu, chúng ta nên dùng kéo tách cắt      các hạt đậu ra khỏi cơ thể chim bồ câu. Dùng nước muối vôi loãng xoa lên chỗ bị đậu, lấy giấy thấm khô. Sau đó ta bôi thuốc xanh methylen lên vùng vết cắt. Sau 24h, kiểm tra không thấy  vết cắt sưng tấy mà có dấu hiệu đóng vẩy là chữa trị đã đạt hiệu quả. Ta nên dùng bổ sung thêm điện giải cho vào nước uống để chim giải độc tố trong gan, giúp chim mau lành bệnh

Bồ câu Pháp - Chăm sóc chim non



bồ câu 20 ngày tuổi sống cùng bố mẹ

Sau khi chim mẹ ấp trứng khoảng 17 ngày thì chim non bắt đầu nở. Trong quá trình chim khai mỏ, chúng ta cần phải thường xuyên kiểm tra xem trứng khai mỏ có khỏe mạnh hay không. Nếu trường hợp chim khai mỏ mà yếu, tỏ ra thiếu khí thì ta nên hỗ trợ bằng cách dùng tay bóc vỏ trứng ở chỗ mỏ đã khai rộng ra để chim lấy không khí và tạo ra các vết nứt cho chim dễ dàng đạp thoát ra khỏi vỏ trứng.
Khi chim nở ra, trong tuần đầu chim non không thể ăn đc hạt cứng như ngô, thóc. Chúng ta nên tập trung cho tỉ lệ cám nhiều hơn trong thức ăn để chim bố mẹ hấp thụ vào cơ thể nhiều tạo ra sữa để mớm cho chim non.
Chim non được 7 ngày tuổi, chúng ta nên chủng ngừa các loại vacxin như lasota, gumboro, marek
Chim 7 ngày tuổi
để phòng các bệnh về đường tiêu hóa và thần kinh cho chim.
Khi chim non được 12 ngày tuổi, nếu chúng ta nuôi đàn ở số lượng lớn, thì nên tách rời chim non khỏi bố mẹ và cho ăn tập trung theo hình thức đút cho chim ăn bằng túi nhồi chứa thức ăn mềm như cám, gạo xay, tạo điều kiện cho chim bố mẹ có thời gian quay trở lại sinh sản sớm. Mật độ chim non khoảng 30 con/m2 chuồng, cần đảm bảo thoáng khí, sạch sẽ.
Trong quá trình chăm sóc chim non chúng ta nên thường xuyên cho uống các loại thuốc như ampicoli,  thuốc về đường tiêu hóa… để phòng bệnh cho chim.
Khi chim được khoảng 3 tuần tuổi, chúng ta nên phối trộn thức ăn cho chim non bằng ngô nghiền dập, thóc chuội và cám công nghiệp cho vào túi nhồi trực tiếp cho chim ăn.
Chim được khoảng 35 ngày tuổi thì có thể bắt đầu tự mổ ăn được, thức ăn ta nên dùng chủ yếu là
ngô nghiền dập và thóc chuội, cám công nghiệp cho vào máng ăn để chim tập mổ ăn dần.
Về nước uống, thời kì này hệ thống tiêu hóa của chim non vẫn còn yếu, chúng ta nên sử dụng nguồn nước sạch, hoặc nước vôi loãng trong cho vào máng uống để chim uống tự do. Với nguồn nước sạch theo đúng yêu cầu sẽ tránh cho chim mắc những bệnh về đường tiêu hóa, chim sẽ chóng lớn và phát triển tốt.
Còn đối với những hộ chăn nuôi vừa và nhỏ lẻ, chim non được sống cùng bố mẹ, các bạn cần cho chim bố mẹ ăn nhiều thức ăn hơn để chim bố mẹ có thể mớm cho con non ăn.
Trên đây là những kinh nghiệm tôi đã áp dụng cho trang trại của mình, các bạn có thể tham khảo và áp dụng vào trang trại của mình để có thể nhanh tăng số lượng đàn.

Bồ câu Pháp - Phân biệt trống mái ở chim bồ câu Pháp


Bồ câu là một loài vật có “tình yêu” trung thủy. Từ khi kết đôi cho tới khi chết đi, chúng luôn chung thủy và mãi mãi sống với “bạn đời” của mình.
Vì vậy, khi ta chọn giống chim bồ câu, tốt nhất chúng ta nên chọn những cặp chim đã tự kết đôi với nhau từ đàn chim hậu bị, thì khi ta cho vào lồng nuôi công nghiệp, chim sẽ có được quá trình sinh trưởng, phát triển một cách tự nhiên, sinh sản đều đặn và dày.
Một cặp chim bồ câu thuần (không phải ép đôi) một năm có thể cho ra được khoảng 14-16 cặp chim con-cháu.
Để tránh việc ghép đôi nhầm giữa các con chim cùng giới tính, chúng ta cần biết một số cách phân biệt chim trống và chim mái. Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc phân biệt chim bồ câu Pháp trống và chim bồ câu Pháp mái như sau.
   -   Đối với chim bồ câu trống có đầu to, thân mình dài, chân cao, khi chim đến thời kì trưởng thành, chim có tiếng “gù” và quay vòng tròn rồi giơ mình lên cao để thu hút chim mái. Con trống hay nằm vào ổ trước và vẫy cánh, tạo tiếng gù gọi con mái.
   -   Con mái đầu thon, mỏ nhọn, cổ dài, thân mình hơi nhỏ hơn con đực một chút, bụng bầu. Đến thời kì trưởng thành, chúng ta sờ vào phần bụng dưới của chim, chúng ta thấy hai xương chậu (gọi là ghim) mở rộng hơn con đực. Chim cái ít có tiếng “gù” và hay có những cử chỉ đòi mớm hơi với con đực. Mỏ nằm bên trong.


Phân biệt chim trống và chim mái là công việc vô cùng quan trọng

>>       Đối với chim non, phân biệt trống mái khó hơn một chút, tỉ lệ chính xác tôi chỉ dám đảm bảo ở mức 70%-80%. Nhưng sự phân biệt trống mái dựa vào thân mình và sờ ghim như hướng dẫn ở trên
Trên đây là một số kinh nghiệm thực tế trong việc chọn giống tôi đã rút ra được trong quá trình chăn nuôi tại trang trại của mình. Bà con có thể tham khảo và áp dụng vào việc chọn giống cho quá trình chăn nuôi của mình đạt hiệu quả cao.

Cám ơn các bạn đã ghé thăm!!!!

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Bồ câu Pháp - Chế độ dinh dưỡng cho chim bồ câu!!!

 1.   Thành phần  thức ăn cho chim
 Chim bồ câu là một loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu của chúng là ngô và đỗ (đậu).
 Thóc là một thành phần thức ăn ko thể thiếu vs chim bồ câu, nhưng cũng chỉ đáp ứng đc 30% hàm lượng thức ăn hàng ngày để chúng thu nạp vào cơ thể
Đối với chim bồ câu nuôi thả tự do (chim ta, chim ri) thì hàm lượng thức ăn ko cần phải cầu kì trong chăm sóc, chủ yếu là cơm nguội (tận dụng), thóc, ngô, ngoài ra chúng tự kiếm thức ăn khác để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Đối với dòng chim bồ câu Pháp, bồ câu VN1 thì hàm lượng thức ăn nếu các bạn nuôi nhốt công nghiệp thì thức ăn chủ yếu của chúng là ngô, thóc và cám công nghiệp. Thành phần phối trộn thức ăn cho chim bồ câu nuôi nhốt là
·         Thành phần dinh dưỡng cho chim bồ câu bố mẹ
-          Cám công nghiệp                                 : 25%
-          Thóc                                                   :25%
-          Còn lại là ngô hạt                                  :50%
·         Thành phần dinh dưỡng cho chim bồ câu non và hậu bị
-          Thành phần chủ yếu lại là cám công nghiệp                       :50%
-          Ngô                                                                               :25%
-          Thóc                                                                              :25%
>>>>Thức ăn không được ẩm mốc, chim ăn sẽ bị bệnh đường tiêu hóa
2.       Nước uống
Chim bồ câu ko uống nhiều nước, nhưng vào mùa hè, một cặp chim bồ câu cũng có thể tiêu thụ hết khoảng  500ml (nửa lít) nước. Để tránh những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa của chim, chúng ta nên sử dụng nguồn nước sạch, tốt nhất là nước thanh lọc hoặc là nước vôi loãng để khử trùng.
Hàng ngày, vào buổi sáng nên cọ rửa máng uống cho chim và thay nước mới cho chim. Nên thường xuyên bổ xung nước vào máng uống cho chim.
 3. Muối khoáng
Chim bồ câu Pháp nuôi công nghiệp bằng chuồng nuôi nhốt, chúng ta nên bổ sung một máng muối khoáng ở bên cạnh máng thức ăn cho chim để chúng bổ sung được nguồn khoáng chất mà không thể tự tìm kiếm.
Thành phần muối khoáng gồm:
-          Canxi để bổ sung cho xương và vỏ trứng không bị mềm và vôi
-          Muối khoáng bổ sung thêm cho hệ tuần hoàn lưu thông tốt, lông óng mượt
-          Cát vàng để giúp chim nghiền và tiêu hóa thức ăn
      Đối với chim đẻ, chúng ta nên bổ sung khoáng đa vi lượng ADE để cho chim đẻ khỏe, đẻ dày và tỉ lệ ấp nở đạt ở mức cao.
 4. Kết luận

Đây là một số kinh nghiệm về dinh dưỡng cho chim bồ câu mà tôi đúc kết được trong quá trình chăn nuôi. Mong các bạn tham khảo để áp dụng vào quá trình chăn nuôi của mình để đạt được kết quả cao nhất.